Cô giáo bản em
Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Điện Biên lịch sử, xin các bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác - Trường PT DTBT Tiểu học Hừa Ngài là một ngôi trường vùng cao của huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, xứng đáng là cơ sở giáo dục tin cậy để nhân dân gửi gắm con em mình. Và từ nơi đây, dưới sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…
Các bạn ạ, Hừa Ngài là xã vùng cao của huyện Mường Chà cách trung tâm huyện khoảng 50 cây số, địa hình đa phần là đồi núi, giao thông đi lại còn vô vàn khó khăn, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã chiếm trến 60%, 100% người dân nơi đây là dân tộc Hmông. Đa phần người dân nơi đây quanh năm chỉ trông vào ruộng lúa, nương ngô để kiếm sống. Sự chịu khó, tần tảo lao động cũng không thể giúp người Mông nơi đây có cuộc sống ấm no được.
Ngôi trường PT DTBT tiểu học Hừa Ngài tiền thân là trường Tiểu học Hừa Ngài giáo dục các em trong độ tuổi tiểu học của 9 thôn bản trong xã, Trường có khu trung tâm và 6 điểm trường lẻ, do khoảng cách giữa các bản xa và đi lại khó khăn nên các điểm trường lẻ là điều kiện tốt nhất để các em đến trường.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô giáo Vũ Thị Sen. Một tấm lòng đầy nhiệt huyết với nghề, là bông hoa tỏa ngát hương thơm của núi rừng Tây Bắc. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn em đến bến bờ hạnh phúc.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo bám biển nhưng giàu truyền thống hiếu học Quỳnh Lưu – Nghệ An, trong một gia đình có bố mẹ đều làm nông nghiệp, bản thân Sen ngay từ lúc còn nhỏ đã sớm nhận thức được mình phải cố học thật giỏi vừa là để không phụ công bố mẹ, vừa để mình thoát ly có công việc ổn định, có một vị trí nhất định trong xã hội và từ đó Sen luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này trở thành cô giáo. Bởi thế, từ bé cô vẫn luôn vừa tích cực tham gia lao động sản xuất giúp gia đình, vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày “Ước mơ xanh” ấy của cô thành hiện thực. Với tấm bằng Tốt nghiệp sư phạm loại Giỏi trong tay, cô xung phong lên Tây Bắc công tác, được tổ chức phân công nhiệm vụ về Trường PT DTBT tiểu học Hừa Ngài, những ngày đầu mới về đây, cô tưởng như phải bỏ cuộc vì chưa quen với khí hậu, thời tiết cô luôn đau ốm, Bố mẹ vì thương cô mà cũng muốn cô bỏ việc để về cùng gia đình, hơn nữa đường xá đi lại khó khăn, vất vả cộng thêm phong tục tập quán, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là một rào cản đối với cô.
Nhưng nhìn các em học sinh dân tộc với ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên trong trắng mà chúng luôn thiếu thốn đủ mọi thứ như cái ăn, cái mặc... lòng cô lại se lại không đành rời xa. Với quyết tâm cao để chinh phục ước mơ được làm cô giáo, cô Sen đã vượt qua mọi khó khăn để dần bắt nhịp được với cuộc sống và công việc nơi đây. Để làm quen với cuộc sống và công việc Sen bắt đầu học tiếng người dân nơi đây, cô tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi như những lúc đi đến nhà vận động các em ra lớp cô đã phải học tiếng Mông hay những giờ ra chơi cô ngồi cùng các em học sinh và nói chuyện với các em bằng tiếng dân tộc. Để học cách ứng xử cho phù hợp với phong tục tập quán của người Hmông vào những buổi chiều tan lớp cô lên bản thăm gia đình các em để hiểu lối sống của người dân bản địa như lúc nhà cắm lá xanh ở cửa, khách có được vào nhà hay không?
Trong giảng dạy Cô luôn cố gắng học tập những thầy cô đi trước, có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cô luôn dành cho học sinh một tình cảm đặc biệt, coi những học sinh như con của mình. Khi có em học sinh nào nghỉ học, cô sẽ đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, hay đơn giản là dành tặng cho các em những quyển vở, cái bút để khích lệ những em có hoàn cảnh khó khăn. Bởi thế không chỉ có các em học sinh rất yêu quý và kính trọng cô mà các phụ huynh và bà con dân bản cũng rất yêu quý cô. Nhiều phụ huynh còn mang đến cho cô những cái bánh dày mà họ tự làm, những củ khoai, củ sắn mà họ trồng được, tất cả đều chứa đựng một tình cảm đặc biệt mà nhiều phụ huynh học sinh dành cho cô.
Từ ngày cô lên mảnh đất Hừa Ngài công tác đã có nhiều thay đổi về chất lượng giáo dục, tình cảm của nhân dân dành cho cô ví như lời bài bát “Cô giáo về bản” của nhạc sĩ Trương Hùng Cường:
Các bạn ạ, Hừa Ngài là xã vùng cao của huyện Mường Chà cách trung tâm huyện khoảng 50 cây số, địa hình đa phần là đồi núi, giao thông đi lại còn vô vàn khó khăn, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã chiếm trến 60%, 100% người dân nơi đây là dân tộc Hmông. Đa phần người dân nơi đây quanh năm chỉ trông vào ruộng lúa, nương ngô để kiếm sống. Sự chịu khó, tần tảo lao động cũng không thể giúp người Mông nơi đây có cuộc sống ấm no được.
Ngôi trường PT DTBT tiểu học Hừa Ngài tiền thân là trường Tiểu học Hừa Ngài giáo dục các em trong độ tuổi tiểu học của 9 thôn bản trong xã, Trường có khu trung tâm và 6 điểm trường lẻ, do khoảng cách giữa các bản xa và đi lại khó khăn nên các điểm trường lẻ là điều kiện tốt nhất để các em đến trường.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô giáo Vũ Thị Sen. Một tấm lòng đầy nhiệt huyết với nghề, là bông hoa tỏa ngát hương thơm của núi rừng Tây Bắc. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn em đến bến bờ hạnh phúc.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo bám biển nhưng giàu truyền thống hiếu học Quỳnh Lưu – Nghệ An, trong một gia đình có bố mẹ đều làm nông nghiệp, bản thân Sen ngay từ lúc còn nhỏ đã sớm nhận thức được mình phải cố học thật giỏi vừa là để không phụ công bố mẹ, vừa để mình thoát ly có công việc ổn định, có một vị trí nhất định trong xã hội và từ đó Sen luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này trở thành cô giáo. Bởi thế, từ bé cô vẫn luôn vừa tích cực tham gia lao động sản xuất giúp gia đình, vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày “Ước mơ xanh” ấy của cô thành hiện thực. Với tấm bằng Tốt nghiệp sư phạm loại Giỏi trong tay, cô xung phong lên Tây Bắc công tác, được tổ chức phân công nhiệm vụ về Trường PT DTBT tiểu học Hừa Ngài, những ngày đầu mới về đây, cô tưởng như phải bỏ cuộc vì chưa quen với khí hậu, thời tiết cô luôn đau ốm, Bố mẹ vì thương cô mà cũng muốn cô bỏ việc để về cùng gia đình, hơn nữa đường xá đi lại khó khăn, vất vả cộng thêm phong tục tập quán, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là một rào cản đối với cô.
Nhưng nhìn các em học sinh dân tộc với ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên trong trắng mà chúng luôn thiếu thốn đủ mọi thứ như cái ăn, cái mặc... lòng cô lại se lại không đành rời xa. Với quyết tâm cao để chinh phục ước mơ được làm cô giáo, cô Sen đã vượt qua mọi khó khăn để dần bắt nhịp được với cuộc sống và công việc nơi đây. Để làm quen với cuộc sống và công việc Sen bắt đầu học tiếng người dân nơi đây, cô tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi như những lúc đi đến nhà vận động các em ra lớp cô đã phải học tiếng Mông hay những giờ ra chơi cô ngồi cùng các em học sinh và nói chuyện với các em bằng tiếng dân tộc. Để học cách ứng xử cho phù hợp với phong tục tập quán của người Hmông vào những buổi chiều tan lớp cô lên bản thăm gia đình các em để hiểu lối sống của người dân bản địa như lúc nhà cắm lá xanh ở cửa, khách có được vào nhà hay không?
Trong giảng dạy Cô luôn cố gắng học tập những thầy cô đi trước, có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cô luôn dành cho học sinh một tình cảm đặc biệt, coi những học sinh như con của mình. Khi có em học sinh nào nghỉ học, cô sẽ đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, hay đơn giản là dành tặng cho các em những quyển vở, cái bút để khích lệ những em có hoàn cảnh khó khăn. Bởi thế không chỉ có các em học sinh rất yêu quý và kính trọng cô mà các phụ huynh và bà con dân bản cũng rất yêu quý cô. Nhiều phụ huynh còn mang đến cho cô những cái bánh dày mà họ tự làm, những củ khoai, củ sắn mà họ trồng được, tất cả đều chứa đựng một tình cảm đặc biệt mà nhiều phụ huynh học sinh dành cho cô.
Từ ngày cô lên mảnh đất Hừa Ngài công tác đã có nhiều thay đổi về chất lượng giáo dục, tình cảm của nhân dân dành cho cô ví như lời bài bát “Cô giáo về bản” của nhạc sĩ Trương Hùng Cường:
“Năm ấy từ miền xuôi xa xôi
cô giáo người kinh lên với bản làng
dòng suối nậm nhẹ reo reo hát
hát cùng bầy em bé vang núi rừng
cô giáo người kinh lên với bản làng
dòng suối nậm nhẹ reo reo hát
hát cùng bầy em bé vang núi rừng
Với tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu Cô Sen không ngừng trau dồi học hỏi chuyên môn, để thích ứng với môi trường, đổi mới phương pháp dạy phù hợp với học sinh, nên từ khi vào công tác giảng dạy cô đã được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1 vì lớp một là lớp đầu cấp, là lớp nền tảng của các lớp tiếp theo. Như William A Warrd đã từng nói:
“Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.”
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.”
Trong công việc cô đã đem hết tâm sức của mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người tại mảnh đất mới mà cô luôn coi là quê hương thứ hai này. Với cô, công việc trọng tâm của người giáo viên chính là những giờ lên lớp, làm thế nào để có giờ học hay, thu hút được hứng thú say mê của học sinh. Tùy theo trình độ của học sinh mà cô nghiên cứu tìm ra được những hình thức tổ chức dạy học phù hợp, làm cho tiết học sinh động giàu tính ứng dụng, giúp học sinh nắm vững nội dung bài học tốt hơn.
“Nếu người kĩ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa của mình mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh của mình đang trưởng thành, lớn lên.” Rồi mọi cố gắng nỗ lực của cô Sen cũng được đền đáp, Cô đã được cấp trên ghi nhận kết quả công tác, các em học sinh yêu mến cô hết lòng. Những năm tháng gắn bó trên mảnh đất Hừa Ngài có lẽ luôn là những kỷ niệm đẹp đối với cô. Đẹp ở chỗ cô đã có được sự tin yêu của người dân nơi đây, đẹp ở chỗ cô đã có được sự ghi nhận thành quả lao động đáng tự hào của các cấp.
Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 1, cô đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc. Đặc biệt, cô phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến.
Về công tác chủ nhiệm năm học nào, lớp của cô chủ nhiệm và giảng dạy cũng luôn có kết quả học tập và rèn luyện rất tốt. Chả thế mà, tôi đã từng được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: “Chúng tôi rất tin tưởng và yên tâm khi con, cháu chúng tôi được học lớp cô Sen. Cô ấy không những có chuyên môn mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn yêu thương chăm lo dạy dỗ con cháu chúng tôi như con đẻ của mình”. Lớp học do cô Sen chủ nhiệm nhiều năm liền được nhà trường chọn làm lớp điểm của trường và lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Gần 9 năm công tác, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục đạo đức cho các em học sinh bán trú, giúp các cháu có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này.
Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Vũ Thị Sen là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Suốt từng đó năm gắn bó với nghề gieo chữ trên non cô giáo Vũ Thị Sen luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một giáo viên tiểu học về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ… bởi trẻ ở lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi các em rất hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn, đặc biệt là những em học sinh nơi đây 100% là người dân tộc Hmông, các em còn nhút nhát, e dè, tiếng phổ thông còn chưa thông thạo nên việc dạy dỗ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho các em thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với các em… sao cho chuẩn mực và luôn luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Sự thật là, nhờ sự tận tình dạy bảo của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn lớn trưởng thành.
Bên cạnh công tác giảng dạy, cô Sen còn luôn tích cực đi đầu để tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Hai không”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả là, nhiều năm liền cô giáo Sen đã được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt vào năm học 2015-2016, cô được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Về thành tích thi đua nhiều năm liền cô luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen. Với những thành tích đã đạt được trong quá trình công tác, cô đã được chi bộ xem xét và kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Không chỉ giỏi việc trường, cô giáo Vũ Sen còn là một người con hiếu thảo, cô luôn dành đồng lương của mình để gửi về cho cha mẹ mua thuốc những khi đau yếu và phụ giúp việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nơi cô ở cách xa trung tâm huyện, một năm cô chỉ được về quê thăm bố mẹ để cùng xum họp gia đình 2 lần vào những ngày nghỉ hè, ngày tết. Chặng đường ấy cũng rất dài và khó khăn, từ trường cô phải đi xe máy vượt qua gần 20 cây số đường rừng gập ghềnh, đèo dốc và đi tiếp gần 100 cây số nữa mới về đến thành phố Điện Biên và từ đây mới có tuyến xe về đến quê nhà, rồi vượt cả nghìn cây số để về với gia đình trên những chuyến xe đêm. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, cô vẫn phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học đến nơi đến chốn và có công việc ổn định. Những ngày nghỉ hè cô vẫn đi làm phụ giúp bố mẹ trồng lúa, thu vừng, hay làm muối… Bởi quê hương của cô còn nghèo lắm, vả lại cô thương thầy u còn lam lũ vất vả lưng còng. Những ngày tháng gắn bó với trường lớp, với học sinh cô luôn dành chọn tình yêu thương cho đàn em thân yêu.
“Nếu người kĩ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa của mình mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh của mình đang trưởng thành, lớn lên.” Rồi mọi cố gắng nỗ lực của cô Sen cũng được đền đáp, Cô đã được cấp trên ghi nhận kết quả công tác, các em học sinh yêu mến cô hết lòng. Những năm tháng gắn bó trên mảnh đất Hừa Ngài có lẽ luôn là những kỷ niệm đẹp đối với cô. Đẹp ở chỗ cô đã có được sự tin yêu của người dân nơi đây, đẹp ở chỗ cô đã có được sự ghi nhận thành quả lao động đáng tự hào của các cấp.
Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 1, cô đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc. Đặc biệt, cô phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến.
Về công tác chủ nhiệm năm học nào, lớp của cô chủ nhiệm và giảng dạy cũng luôn có kết quả học tập và rèn luyện rất tốt. Chả thế mà, tôi đã từng được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: “Chúng tôi rất tin tưởng và yên tâm khi con, cháu chúng tôi được học lớp cô Sen. Cô ấy không những có chuyên môn mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn yêu thương chăm lo dạy dỗ con cháu chúng tôi như con đẻ của mình”. Lớp học do cô Sen chủ nhiệm nhiều năm liền được nhà trường chọn làm lớp điểm của trường và lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Gần 9 năm công tác, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục đạo đức cho các em học sinh bán trú, giúp các cháu có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này.
Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Vũ Thị Sen là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Suốt từng đó năm gắn bó với nghề gieo chữ trên non cô giáo Vũ Thị Sen luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một giáo viên tiểu học về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ… bởi trẻ ở lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi các em rất hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn, đặc biệt là những em học sinh nơi đây 100% là người dân tộc Hmông, các em còn nhút nhát, e dè, tiếng phổ thông còn chưa thông thạo nên việc dạy dỗ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho các em thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với các em… sao cho chuẩn mực và luôn luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Sự thật là, nhờ sự tận tình dạy bảo của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn lớn trưởng thành.
Bên cạnh công tác giảng dạy, cô Sen còn luôn tích cực đi đầu để tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Hai không”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả là, nhiều năm liền cô giáo Sen đã được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt vào năm học 2015-2016, cô được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Về thành tích thi đua nhiều năm liền cô luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen. Với những thành tích đã đạt được trong quá trình công tác, cô đã được chi bộ xem xét và kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Không chỉ giỏi việc trường, cô giáo Vũ Sen còn là một người con hiếu thảo, cô luôn dành đồng lương của mình để gửi về cho cha mẹ mua thuốc những khi đau yếu và phụ giúp việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nơi cô ở cách xa trung tâm huyện, một năm cô chỉ được về quê thăm bố mẹ để cùng xum họp gia đình 2 lần vào những ngày nghỉ hè, ngày tết. Chặng đường ấy cũng rất dài và khó khăn, từ trường cô phải đi xe máy vượt qua gần 20 cây số đường rừng gập ghềnh, đèo dốc và đi tiếp gần 100 cây số nữa mới về đến thành phố Điện Biên và từ đây mới có tuyến xe về đến quê nhà, rồi vượt cả nghìn cây số để về với gia đình trên những chuyến xe đêm. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, cô vẫn phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học đến nơi đến chốn và có công việc ổn định. Những ngày nghỉ hè cô vẫn đi làm phụ giúp bố mẹ trồng lúa, thu vừng, hay làm muối… Bởi quê hương của cô còn nghèo lắm, vả lại cô thương thầy u còn lam lũ vất vả lưng còng. Những ngày tháng gắn bó với trường lớp, với học sinh cô luôn dành chọn tình yêu thương cho đàn em thân yêu.
“ Nhớ nhà đêm lạnh đơn côi
Thương cha mong mẹ bồi hồi xứ xa
Tiện nghi thiếu thốn bỏ qua
Suốt đời vì trẻ, thiết tha yêu nghề”
Thương cha mong mẹ bồi hồi xứ xa
Tiện nghi thiếu thốn bỏ qua
Suốt đời vì trẻ, thiết tha yêu nghề”
Ở trong khu nhà tập thể dành cho giáo viên xa nhà, cô luôn là một người bạn, người chị mẫu mực để cho các em noi theo. Cô luôn tận tình giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cô luôn là người biết chia sẻ và lắng nghe những lời tâm sự của mọi người, là cầu nối để gắn kết yêu thương. Bởi vậy mọi người trong trường luôn luôn yêu quý cô.
“Lớp học trò ra đi còn cô ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng tương lai!”
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng tương lai!”
Bao nhiêu lớp học trò rời xa mái trường Tiểu học đã được cô chắp cho những đôi cánh để bước đến tương lai. Cô đã dẫn những học trò thân yêu của mình trên những con đường tri thức trải đầy hoa hồng. Rồi mai đây, các em sẽ vươn cao và vươn xa hơn nữa, đem kiến thức của mình xây dựng bản làng ngày càng phát triển hơn. “Em vẫn mãi là người gieo hạt/ Dù đất cằn hay đất lẫn phù sa?”. Bởi vậy mà cô vẫn luôn ở nơi đây, vẫn cần mẫn những đêm dài đèn sách, vẫn ấp ôm chững chuyến đò ngang đưa từng lứa học trò qua bến bờ tương lai. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng cô luôn say sưa với công việc, cống hiến hết mình cho công việc, gác lại những chuyện tình yêu đôi lứa, dành chọn tuổi thanh xuân của mình cho đàn con thơ ngây nơi bản làng Tây Bắc:
Nhiều hôm sức yếu mệt nhoài,
Nhưng vì yêu trẻ không hoài tiếc công
Tình yêu đôi lứa mặn nồng
Nhưng rồi lỡ hẹn, em không ngày về”
Nhưng vì yêu trẻ không hoài tiếc công
Tình yêu đôi lứa mặn nồng
Nhưng rồi lỡ hẹn, em không ngày về”
Cô muốn dành mọi tâm huyết của mình cho các em. Cô đã dành cả sức trẻ, lòng nhiệt huyết và cả tuổi thanh xuân của mình nơi bản làng xa xôi ấy. Món quà lớn nhất với cô là:
“Má ửng hồng nhìn cô trao trang sách
Khắp bản làng to nhỏ tiếng vui ca”
Khắp bản làng to nhỏ tiếng vui ca”
Người dân bản làng xem cô giáo là con của núi rừng, đã mang cái chữ gieo trên vùng đất hẻo lánh xa xôi, đưa ánh sáng về với bản làng.
Có thể nói, với 9 năm công tác dưới mái trường PT DTBT Tiểu học Hừa Ngài, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “Trồng người” cô giáo Vũ Thị Sen đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Cô thật xứng đáng là một tấm gương điển hình vượt khó, tận tụy, hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp, là tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”. Cuộc đời và sự nghiệp của cô phía trước còn rất dài, chúng ta tin tưởng rằng cô sẽ luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hi vọng cô sẽ tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục của trường, của huyện. Ở đó luôn có những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên đang mong chờ cô vẽ ra tương lai tươi sáng cho các em.
Có thể nói, với 9 năm công tác dưới mái trường PT DTBT Tiểu học Hừa Ngài, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “Trồng người” cô giáo Vũ Thị Sen đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Cô thật xứng đáng là một tấm gương điển hình vượt khó, tận tụy, hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp, là tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”. Cuộc đời và sự nghiệp của cô phía trước còn rất dài, chúng ta tin tưởng rằng cô sẽ luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hi vọng cô sẽ tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục của trường, của huyện. Ở đó luôn có những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên đang mong chờ cô vẽ ra tương lai tươi sáng cho các em.
Nguồn:pgdmuongcha.edu.vn Copy link