Tâm huyết với nghề
Cứ mỗi khi nghe lời ca nhẹ nhàng, quen thuộc trong bài hát cô và mẹ của nhạc sỹ Phạm Tuyên: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” làm tôi lại liên tưởng đến hình ảnh cô giáo Bùi Thị Sinh – Người giáo viên đã có 34 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của huyện Mường Chà. Và hôm nay trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ nhà giáo đó là cô giáo Bùi Thị Sinh. Bao năm rồi cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ học sinh đến bến bờ hạnh phúc.
Nghe kể rằng: Cô giáo Bùi Thị Sinh vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xã Tiên Phong- huyện Duy Tiến- tỉnh Hà Nam. Bấy giờ đất nước đang có chiến tranh, giặc Mĩ điên cuồng ngày đêm ném bom ra miền Bắc. Tuổi thơ cô cũng trải qua những năm tháng bom đạn đầy gian nan và gian khổ. Đầu năm 1975 khi nước nhà hoàn toàn thống nhất cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, bố mẹ cô đưa cả gia đình đi xây dựng kinh tế mới tại xã Tân Nguyên- huyện Yên Bình- tỉnh Yên Bái.
Ngay từ nhỏ cô ao ước sau này lớn lên được làm cô giáo. Vì nhà cô nghèo lắm lại đông con (bố mẹ cô sinh được 9 người con) nên cô gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Nhưng ước mơ cháy bỏng được làm cô giáo đã thôi thúc cô vượt qua mọi khó khăn và ước mơ ấy đã trở thành hiện thực.
Đến tháng 9 năm 1983 cô xa quê hương Tân Nguyên- huyện Yên Bình- tỉnh Yên Bái theo học lớp trung cấp sư phạm Lai Châu (Nay là tỉnh Điện Biên. Sau khi tốt nghiệp Cô được phân công giảng dạy tại trường tiểu học Mường Tùng và trực tiếp cắm bản Nậm He 3 năm. Trong những ngày đầu mới nhận công tác. Cô cùng đồng nghiệp bám lớp, bám trường ngày đêm tận tụy với học sinh thân yêu. Mỗi tháng chỉ về trung tâm họp một lần. Những ngày chủ nhật cô cùng bà con trong bản lên rãy trồng ngô, trồng lúa. Tối đến lại dạy cái chữ cho những học sinh tiếp thu bài trên lớp còn chậm. Hình ảnh ấy đúng như lời bài hát của nhạc sỹ Lù Văn Sẹn ca ngợi người giáo viên miền xuôi lên vùng cao Tây Bắc đem cái chữ cho con em các bản làng cứ vang mãi :
Nghe kể rằng: Cô giáo Bùi Thị Sinh vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xã Tiên Phong- huyện Duy Tiến- tỉnh Hà Nam. Bấy giờ đất nước đang có chiến tranh, giặc Mĩ điên cuồng ngày đêm ném bom ra miền Bắc. Tuổi thơ cô cũng trải qua những năm tháng bom đạn đầy gian nan và gian khổ. Đầu năm 1975 khi nước nhà hoàn toàn thống nhất cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, bố mẹ cô đưa cả gia đình đi xây dựng kinh tế mới tại xã Tân Nguyên- huyện Yên Bình- tỉnh Yên Bái.
Ngay từ nhỏ cô ao ước sau này lớn lên được làm cô giáo. Vì nhà cô nghèo lắm lại đông con (bố mẹ cô sinh được 9 người con) nên cô gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Nhưng ước mơ cháy bỏng được làm cô giáo đã thôi thúc cô vượt qua mọi khó khăn và ước mơ ấy đã trở thành hiện thực.
Đến tháng 9 năm 1983 cô xa quê hương Tân Nguyên- huyện Yên Bình- tỉnh Yên Bái theo học lớp trung cấp sư phạm Lai Châu (Nay là tỉnh Điện Biên. Sau khi tốt nghiệp Cô được phân công giảng dạy tại trường tiểu học Mường Tùng và trực tiếp cắm bản Nậm He 3 năm. Trong những ngày đầu mới nhận công tác. Cô cùng đồng nghiệp bám lớp, bám trường ngày đêm tận tụy với học sinh thân yêu. Mỗi tháng chỉ về trung tâm họp một lần. Những ngày chủ nhật cô cùng bà con trong bản lên rãy trồng ngô, trồng lúa. Tối đến lại dạy cái chữ cho những học sinh tiếp thu bài trên lớp còn chậm. Hình ảnh ấy đúng như lời bài hát của nhạc sỹ Lù Văn Sẹn ca ngợi người giáo viên miền xuôi lên vùng cao Tây Bắc đem cái chữ cho con em các bản làng cứ vang mãi :
“ Vì miền núi bao cô giáo về vùng cao
Bao em bé miền rừng xa có lớp học vui”....
Bao em bé miền rừng xa có lớp học vui”....
Đến tháng 9 năm 1987, cô được chuyển công tác về dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Mường Lay (Nay là huyện Mường Chà). Trong 9 năm công tác tại đây, cô không ngừng học tập, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu sách báo để nâng cao kiến thức và kĩ năng cho mình. Nhiều năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường - cấp huyện. Với các em học sinh dân tộc ở vùng sâu, vùng xa tập trung về trường học, cô Sinh không chỉ là cô giáo mà còn là người mẹ thứ hai của các em. Cô chăm lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho học sinh. Chẳng thế mà chúng tôi đã từng được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: "Con cháu chúng tôi thật may mắn được là học trò của cô giáo Sinh. Cô ấy không những có chuyên môn giỏi mà còn có Tâm huyết với nghề. Cô luôn yêu thương chăm lo dạy dỗ con cháu chúng tôi như con đẻ của mình".
Năm 1995 cô lại được thuyên chuyển công tác giảng dạy tại trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà. Nhiều năm liền cô được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, mũi nhọn chuyên môn của nhà trường. Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là là tổ trưởng chuyên môn khối 4+5. Trong những năm công tác tại trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà, cô luôn bám sát kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ năm học. Xây dựng cho bản thân một kế hoạch cụ thể, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, làm nên thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Có nhiều học sinh giỏi các cấp. Cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Với những cống hiến của mình, năm học 2000- 2001 cô được Bộ giáo dục đào tạo tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Ngoài công tác chuyên môn tại nhà trường, cô còn tham gia nhiệt tình các hoạt động đoàn thể. 12 năm liền cô giữ trọng trách là chủ tịch công đoàn trường. Cô thường xuyên quan tâm đến đời sống cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thăm hỏi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng anh, chị, em bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường. Cô Sinh còn luôn tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", "Nói không với tiêu cực trong thi cử. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu "Giỏi việc trường - đảm việc nhà". Năm học 2005- 2006 cô được Tổng Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng kỉ niệm chương vì hoạt động Công đoàn.
Đến 2012 cô lại được chuyển công tác về giảng dạy tại trường Tiểu học Số 1 Na Sang cho đến nay. Ở ngôi trường vùng cao miền biên giới, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; điều kiện chính trị tại địa bàn cũng có nhiều phức tạp, nhưng bằng kinh nghiệm và nhiệt huyết nghề nghiệp cô đã vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được nhiều thành tích, có nhiều đóng góp đáng kể cho nhà trường. 4 năm liền cô được phân công giảng dạy tại điểm trường Huổi Lóng – Một điểm bản còn nhiều khó khăn về kinh tế, giao thông và đặc biệt đây là một trong những bản khó khăn nhất về chính trị của xã. 100% người dân của bản theo đạo thiên chúa. Đặc biệt, năm học 2015 - 2016, do nhận thức của người dân còn thấp nên xảy ra tranh chấp đất đai giữa hai bản trong xã, dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của phụ huynh, họ không cho con em đến trường đi học. Đứng trước tình thế khó khăn này, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cô Sinh cùng các thầy cô giáo ở điểm trường Huổi Lóng kiên trì tuyên truyền về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Nhờ đó trong khoảng thời gian ngắn, phụ huynh cũng dẫn hiểu ra và cho con em họ trở lại trường học. Cô lại tiếp ngày đêm giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, làm sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bù đắp kiến thức cho học sinh. Đến cuối năm học lớp cô giảng dạy đạt 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp 3 được lên lớp 4.
Trong những năm công tác tại điểm bản Huổi Lóng, cô luôn gần gũi với nhân dân, tuyên truyền vận động để phụ huynh ủng hộ, quan tâm tới việc học của con em mình. Chính nhờ vậy, chất lượng học sinh điểm trường Huổi Lóng cũng tăng lên rõ rệt, các em thích đến trường hơn, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần nâng lên góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Năm 1995 cô lại được thuyên chuyển công tác giảng dạy tại trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà. Nhiều năm liền cô được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, mũi nhọn chuyên môn của nhà trường. Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là là tổ trưởng chuyên môn khối 4+5. Trong những năm công tác tại trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà, cô luôn bám sát kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ năm học. Xây dựng cho bản thân một kế hoạch cụ thể, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, làm nên thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Có nhiều học sinh giỏi các cấp. Cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Với những cống hiến của mình, năm học 2000- 2001 cô được Bộ giáo dục đào tạo tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Ngoài công tác chuyên môn tại nhà trường, cô còn tham gia nhiệt tình các hoạt động đoàn thể. 12 năm liền cô giữ trọng trách là chủ tịch công đoàn trường. Cô thường xuyên quan tâm đến đời sống cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thăm hỏi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng anh, chị, em bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường. Cô Sinh còn luôn tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", "Nói không với tiêu cực trong thi cử. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu "Giỏi việc trường - đảm việc nhà". Năm học 2005- 2006 cô được Tổng Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng kỉ niệm chương vì hoạt động Công đoàn.
Đến 2012 cô lại được chuyển công tác về giảng dạy tại trường Tiểu học Số 1 Na Sang cho đến nay. Ở ngôi trường vùng cao miền biên giới, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; điều kiện chính trị tại địa bàn cũng có nhiều phức tạp, nhưng bằng kinh nghiệm và nhiệt huyết nghề nghiệp cô đã vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được nhiều thành tích, có nhiều đóng góp đáng kể cho nhà trường. 4 năm liền cô được phân công giảng dạy tại điểm trường Huổi Lóng – Một điểm bản còn nhiều khó khăn về kinh tế, giao thông và đặc biệt đây là một trong những bản khó khăn nhất về chính trị của xã. 100% người dân của bản theo đạo thiên chúa. Đặc biệt, năm học 2015 - 2016, do nhận thức của người dân còn thấp nên xảy ra tranh chấp đất đai giữa hai bản trong xã, dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của phụ huynh, họ không cho con em đến trường đi học. Đứng trước tình thế khó khăn này, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cô Sinh cùng các thầy cô giáo ở điểm trường Huổi Lóng kiên trì tuyên truyền về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Nhờ đó trong khoảng thời gian ngắn, phụ huynh cũng dẫn hiểu ra và cho con em họ trở lại trường học. Cô lại tiếp ngày đêm giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, làm sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bù đắp kiến thức cho học sinh. Đến cuối năm học lớp cô giảng dạy đạt 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp 3 được lên lớp 4.
Trong những năm công tác tại điểm bản Huổi Lóng, cô luôn gần gũi với nhân dân, tuyên truyền vận động để phụ huynh ủng hộ, quan tâm tới việc học của con em mình. Chính nhờ vậy, chất lượng học sinh điểm trường Huổi Lóng cũng tăng lên rõ rệt, các em thích đến trường hơn, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần nâng lên góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hình ảnh cô giáo Sinh trong một giờ trên trên lớp
Trong suốt quá trình công tác, cô không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Hằng năm trại hè của huyện được mở, cô đều được phân công dạy minh họa cho giáo viên trại hè, cùng nhau chia sẻ nội dung - phương pháp dạy học. Và cô rất thành công với những tiết dạy của mình, cô được các đồng chí cán bộ chuyên môn phòng, các đồng chí làm quản lý của các trường và bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tiết dạy của cô.
Trong những năm học gần đây, cho dù tuổi đời, tuổi nghề đã cao, cô vẫn không ngừng học hỏi tự trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu với những đổi mới trong giáo dục cũng như với thời đại. Cô không ngại ngần chia sẻ với đồng nghiệp những bài toán khó, những phương pháp giảng dạy thật dễ hiểu, những kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học sao cho linh hoạt kích thích được tính tò mò, hứng thú học tập của học sinh. Ngay cả trong những buổi sinh hoạt chuyên môn cô luôn là người có những giờ dạy hay những ý tưởng mới mẻ để trao đổi cùng đồng nghiệp. Cô được phụ huynh – học sinh - bạn bè đồng nghiệp tin yêu, góp phần nâng cao nhiệm vụ, chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Trong những năm học gần đây, cho dù tuổi đời, tuổi nghề đã cao, cô vẫn không ngừng học hỏi tự trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu với những đổi mới trong giáo dục cũng như với thời đại. Cô không ngại ngần chia sẻ với đồng nghiệp những bài toán khó, những phương pháp giảng dạy thật dễ hiểu, những kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học sao cho linh hoạt kích thích được tính tò mò, hứng thú học tập của học sinh. Ngay cả trong những buổi sinh hoạt chuyên môn cô luôn là người có những giờ dạy hay những ý tưởng mới mẻ để trao đổi cùng đồng nghiệp. Cô được phụ huynh – học sinh - bạn bè đồng nghiệp tin yêu, góp phần nâng cao nhiệm vụ, chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

Cô Sinh sôi nổi trao đổi chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp

Hình ảnh trong một giờ học cô Sinh lên lớp dạy chuyên đề
Ngoài những giờ dạy miệt mài trên lớp, cô lại cùng học sinh say sưa với các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng sống cho các em học sinh thân yêu. Nhờ vậy những khóa học sinh chủ yếu là các em học sinh dân tộc thiểu số người Hmong, Khơ mú đầu vào rất thấp nhưng được cô tận tụy dạy dỗ, ân cần chỉ bảo nên các em đều được trang bị kiến thức đầu đủ và các kỹ năng sống để các em tự tin bước tiếp vào đời. Đến nay, nhiều em học sinh là trò cũ của cô đã thành đạt, trở thành những cán bộ hoặc những người làm ăn kinh tế giỏi. Nhớ về tuổi thơ đi học, họ vẫn kể về cô như hình ảnh người mẹ hiền tận tụy hết lòng vì đàn con thân yêu.

Hình ảnh cô giáo Sinh trong giờ ngoại khóa cùng học sinh
Trở lại với cuộc sống gia đình. Chồng cô mất sớm vì bệnh tật. Vậy là hơn 10 năm nay cô vừa là bố vừa là mẹ của 2 đứa con. Mặc dù dành nhiều thời gian cho công việc trường lớp nhưng với gia đình cô vẫn làm vẹn tròn công việc của người làm chủ gia đình. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, cô vẫn nuôi dạy các cháu ăn học đến nơi, đến chốn. Hiện nay 2 cháu đã lớn, đều ngoan ngoãn thương mẹ, cháu lớn đã trưởng thành, hiện cháu là bác sĩ - phó trưởng khoa nội nhi bệnh viện huyện Mường Chà. Cháu thứ hai là sinh viên năm thứ 3 trường đại học sư phạm Tây Bắc tỉnh Sơn La.
Có thể nói 34 năm cống hiến cho sự nghiệp "Trồng người" ở huyện Mường Chà Tỉnh Điện Biên cô giáo Bùi Thị Sinh đã không ngừng phấn đấu, khiêm tốn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, trao đổi chuyên môn xứng đáng với niềm tin yêu của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Cô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "Trồng người". Chúng ta có quyền tin tưởng và hi vọng rằng, hình ảnh về cô giáo cả cuộc đời hi sinh cho học sinh sẽ sáng mãi và lan tỏa tới nhiều thế hệ các thầy cô giáo trẻ, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện Mường Chà Tỉnh Điện Biên.
Nguồn:pgdmuongcha.edu.vn Copy link